Đánh giá thiết kế HTC U11: Đẹp nhưng chưa hoàn hảo
HTC U11, thiết bị cao cấp nhất của HTC thực sự đã tạo được ấn tượng mạnh với người dùng bởi thiết kế kính kết hợp kim loại và mặt lưng đổi màu. Có thể nói trong những mẫu flagship năm nay, HTC U11 xứng đáng nhận được danh hiệu thiết bị di động có kiểu đáng đẹp nhất.
HTC U11 giống như cách mà hãng đã tạo nên những chiếc HTC U trước đây. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với thiết kế khung, vỏ kim loại của những dòng sản phẩm như HTC One M7, One M8, cho đến HTC 10 thì chắc hẳn việc kết hợp kính và kim loại sẽ tạo nên sự mới mẻ trong phong cách tạo hình của HTC nói chung và của dòng sản phẩm HTC U series nói riêng.
Dù thay đổi chất liệu tạo hình, nhưng HTC còn giữ lại những đường nét được xem là đặc trưng của HTC, đơn cử như phần mặt lưng của HTC U11 vẫn được uốn cong từ giữa ra đến hai cạnh trái và phải, cách làm này tương tự như trên HTC One M7 hay HTC 10. Ưu điểm là giúp máy ôm tay hơn khi sử dụng, không có cảm giác cấn ở cạnh máy, nhưng đổi lại HTC U11 sẽ bớt đi sự thanh thoát, máy có hơi hướng bầu bĩnh, tròn trịa.
Điểm nổi bật nhất trên mặt lưng của HTC U11 là khả năng đổi màu, ở những góc nhìn khác nhau, máy sẽ tự động chuyển màu sắc sao cho phù hợp. Nhờ vậy mà chiếc HTC U11 luôn luôn được làm mới bởi những mảng màu độc đáo. Để làm được điều đó, HTC đã áp dụng kỹ thuật kết tủa kép của quang phổ và trầm tích, tạo nên một lớp phủ khoáng có độ khúc xạ cao, lớp khoáng này rất bóng, bạn thậm chí có thể soi gương được với mặt lưng của HTC U11.
Thừa nhận là mặt lưng của HTC U11 với khả năng đổi màu rất đẹp, nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi cho thiết kế máy. Vì mặt khoáng có khả năng khúc xạ và phản xạ ánh sáng tốt, khi đặt dưới một lớp kính cường lực sẽ khiến dấu vân tay bám trên mặt kính dễ bị nhìn thấy hơn. Chưa kể đến việc, mồ hôi sẽ tác động khiến máy trơn hơn và dễ bị tuột ra khỏi lòng bàn tay nếu cầm không cẩn thận. Nhưng cái gì đẹp thì cũng có cái giá của nó, người dùng khi đã lựa chọn HTC U11 thì cũng nên chấp nhận những ưu và nhược điểm này.
Cách mà HTC bố trí cụm cụm đèn flash trên HTC U11 thực sự khiến mình cảm thấy hơi “khó chịu”, bởi khoảng cách giữa camera và đèn flash chưa thực sự hợp lý, làm mất đi sự cân bằng. Giá như HTC đặt cụm đèn flash lên phía trên camera có lẽ sẽ hợp lý hơn.
Quay trở về mặt trước, HTC U11 sở hữu màn hình cảm ứng kích thước 5.5 inch, đây là một kích thước vừa đủ lớn để người dùng trải nghiệm giải trí cũng như không quá to khiến khó chịu trong quá trình sử dụng. Màn hình của máy được bảo vệ bằng một tấn kính cường lực dạng cong 2.5D. HTC gia công mặt kính khá tốt, cụ thể là phần ghép nối giữa màn hình và khung kim loại được đặt khít nhau, khi vuốt tay ra lại không có cảm giác cấn.
Phía bên cạnh phải là nơi đặt cụm phím âm lượng và phím nguồn, cả hai phím này đều được đặt ở độ cao vừa phải, do đó thao tác bấm dễ dàng không cần phải với tay quá nhiều. Phía bên cạnh trái chỉ tồn tại dải ăng ten bắt sóng, vì sử dụng mặt kính nên HTC không thể đặt dải ăng ten theo kiểu truyền thống là chạy ngang mặt lưng, do đó hãng đã chia nhỏ và đặt ra ngoài cạnh, cách làm này vừa bớt nhàm chán và đảm bảo tính thẩm mỹ cho mặt lưng cũng như toàn bộ sản phẩm.
Cạnh trên là nơi đặt khay sim, micro thu âm và một dải ăng ten bắt sóng. Cạnh dưới của HTC U11 gồm một loa ngoài, micro thu âm và cổng USB-C. HTC đã loại bỏ jack tai nghe 3.5mm trên U11, điều này theo mình là khá bất tiện, bởi nếu là cổng Lightning như Apple thì được hỗ trợ nhiều đầu chuyển, nhưng với USB-C người dùng lại không có nhiều sự lựa chọn, giảm tính linh hoạt khi sử dụng tai nghe jack 3.5mm.
Tạm kết
Xét về mặt thiết kế, điểm nổi bật nhất của HTC U11 không nằm ở kiểu dáng, mà toàn bộ sự “hấp dẫn”đã tập trung vào khả năng đổi màu của mặt lưng. Kết hợp với chất lượng gia công và hoàn thiện tốt đếntừng chi tiết nhỏ. Bên cạnh những điểm tốt thì vẫn còn một số hạn chế như việc bám vân tay lên mặt kính hay bố trí cụm camera và đèn flash led chưa hợp lý.
Tựu chung lại, nếu so với các siêu phẩm đang có của Samsung hay Apple, thì HTC U11 xứng đáng được tôn vinh là một trong số những flagship có thiết kế ấn tượng nhất thời điểm hiện tại. Bạn có cùng quan điểm này không? Theo bạn thì HTC U11 được bao nhiêu điểm về mặt thiết kế nếu tính theo thang 100?
HTC U11 giống như cách mà hãng đã tạo nên những chiếc HTC U trước đây. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với thiết kế khung, vỏ kim loại của những dòng sản phẩm như HTC One M7, One M8, cho đến HTC 10 thì chắc hẳn việc kết hợp kính và kim loại sẽ tạo nên sự mới mẻ trong phong cách tạo hình của HTC nói chung và của dòng sản phẩm HTC U series nói riêng.
Dù thay đổi chất liệu tạo hình, nhưng HTC còn giữ lại những đường nét được xem là đặc trưng của HTC, đơn cử như phần mặt lưng của HTC U11 vẫn được uốn cong từ giữa ra đến hai cạnh trái và phải, cách làm này tương tự như trên HTC One M7 hay HTC 10. Ưu điểm là giúp máy ôm tay hơn khi sử dụng, không có cảm giác cấn ở cạnh máy, nhưng đổi lại HTC U11 sẽ bớt đi sự thanh thoát, máy có hơi hướng bầu bĩnh, tròn trịa.
Điểm nổi bật nhất trên mặt lưng của HTC U11 là khả năng đổi màu, ở những góc nhìn khác nhau, máy sẽ tự động chuyển màu sắc sao cho phù hợp. Nhờ vậy mà chiếc HTC U11 luôn luôn được làm mới bởi những mảng màu độc đáo. Để làm được điều đó, HTC đã áp dụng kỹ thuật kết tủa kép của quang phổ và trầm tích, tạo nên một lớp phủ khoáng có độ khúc xạ cao, lớp khoáng này rất bóng, bạn thậm chí có thể soi gương được với mặt lưng của HTC U11.
Thừa nhận là mặt lưng của HTC U11 với khả năng đổi màu rất đẹp, nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi cho thiết kế máy. Vì mặt khoáng có khả năng khúc xạ và phản xạ ánh sáng tốt, khi đặt dưới một lớp kính cường lực sẽ khiến dấu vân tay bám trên mặt kính dễ bị nhìn thấy hơn. Chưa kể đến việc, mồ hôi sẽ tác động khiến máy trơn hơn và dễ bị tuột ra khỏi lòng bàn tay nếu cầm không cẩn thận. Nhưng cái gì đẹp thì cũng có cái giá của nó, người dùng khi đã lựa chọn HTC U11 thì cũng nên chấp nhận những ưu và nhược điểm này.
Cách mà HTC bố trí cụm cụm đèn flash trên HTC U11 thực sự khiến mình cảm thấy hơi “khó chịu”, bởi khoảng cách giữa camera và đèn flash chưa thực sự hợp lý, làm mất đi sự cân bằng. Giá như HTC đặt cụm đèn flash lên phía trên camera có lẽ sẽ hợp lý hơn.
Quay trở về mặt trước, HTC U11 sở hữu màn hình cảm ứng kích thước 5.5 inch, đây là một kích thước vừa đủ lớn để người dùng trải nghiệm giải trí cũng như không quá to khiến khó chịu trong quá trình sử dụng. Màn hình của máy được bảo vệ bằng một tấn kính cường lực dạng cong 2.5D. HTC gia công mặt kính khá tốt, cụ thể là phần ghép nối giữa màn hình và khung kim loại được đặt khít nhau, khi vuốt tay ra lại không có cảm giác cấn.
Phía bên cạnh phải là nơi đặt cụm phím âm lượng và phím nguồn, cả hai phím này đều được đặt ở độ cao vừa phải, do đó thao tác bấm dễ dàng không cần phải với tay quá nhiều. Phía bên cạnh trái chỉ tồn tại dải ăng ten bắt sóng, vì sử dụng mặt kính nên HTC không thể đặt dải ăng ten theo kiểu truyền thống là chạy ngang mặt lưng, do đó hãng đã chia nhỏ và đặt ra ngoài cạnh, cách làm này vừa bớt nhàm chán và đảm bảo tính thẩm mỹ cho mặt lưng cũng như toàn bộ sản phẩm.
Cạnh trên là nơi đặt khay sim, micro thu âm và một dải ăng ten bắt sóng. Cạnh dưới của HTC U11 gồm một loa ngoài, micro thu âm và cổng USB-C. HTC đã loại bỏ jack tai nghe 3.5mm trên U11, điều này theo mình là khá bất tiện, bởi nếu là cổng Lightning như Apple thì được hỗ trợ nhiều đầu chuyển, nhưng với USB-C người dùng lại không có nhiều sự lựa chọn, giảm tính linh hoạt khi sử dụng tai nghe jack 3.5mm.
Tạm kết
Xét về mặt thiết kế, điểm nổi bật nhất của HTC U11 không nằm ở kiểu dáng, mà toàn bộ sự “hấp dẫn”đã tập trung vào khả năng đổi màu của mặt lưng. Kết hợp với chất lượng gia công và hoàn thiện tốt đếntừng chi tiết nhỏ. Bên cạnh những điểm tốt thì vẫn còn một số hạn chế như việc bám vân tay lên mặt kính hay bố trí cụm camera và đèn flash led chưa hợp lý.
Tựu chung lại, nếu so với các siêu phẩm đang có của Samsung hay Apple, thì HTC U11 xứng đáng được tôn vinh là một trong số những flagship có thiết kế ấn tượng nhất thời điểm hiện tại. Bạn có cùng quan điểm này không? Theo bạn thì HTC U11 được bao nhiêu điểm về mặt thiết kế nếu tính theo thang 100?
Không có nhận xét nào